
Các lý thuyết đạo đức học Ba trong số những lý thuyết đạo đức học có tinh hưởng nhất ở phương Tây là nghĩa vụ luận (dentology), thuyết vị lợi (utilitarianism), và đạo đức học đức hạnh (virtue ethics). Immanuel int (1724-1804) là một trong những tiếng nói dàn đầu về đạo đức học nghĩa vụ, một cách tiếp cận nhấn mạnh những ý niệm về bổn phận và nghĩa vụ, có đặc trưng là nhìn lại đằng sau để tình sự biện minh. Ví dụ, một nhà nghĩa vụ luận có thể đề xuất rằng về mặt đạo đức, lý do tôi phải đưa 5 đôla cho Tom là vì tôi đã hứa làm vậy khi mượn tiền của anh ta ngày hôm qua. Lời hứa của tôi trong quá khứ tạo ra một nghĩa vụ luân lý mà giờ tôi có bổn phận phải hoàn thành. Những hệ thống đạo đức thuộc nghĩa vụ luận thường nhận mạnh các quy tắc, răn dạy, giới luật - chúng áp đặt những nghĩa vụ mà chúng ta có bổn phận thi hành. Ngược lại, thuyết vị lợi – một lý thuyết gắn chặt với Jeremy Bentham (1784-1832) và John Stuart Mill (1806-1873) - tìm sự biện minh trong tương lại ở những kết quả tốt, được kỳ vọng sinh ra từ sự thực hiện một hành động. Các nhà vị lợi sẽ lý giải nghĩa vụ trả nợ của tôi bằng cách chỉ ra sự thỏa mãn mà Tom có được khi được trả lại tiền, lợi ích của việc duy trì tình bạn, lợi thế vì có thể hỏi vay Tom một khoản khác khi cần, và nhìn chung tốt cho một xã hội có những người giữ lời hứa và trả tiền. Họ sẽ đong đếm những kết quả này với những bất lợi vì không trả nợ - như mất đi tình bạn, sự tín nhiệm và tin tưởng - và kết luận rằng trong hai lựa chọn, cách thứ nhất được ưa thích hơn, do vậy là lựa chọn đúng đắn hơn về luân lý. Đạo đức học đức hạnh đưa ra một thứ nằn giữa hai nhánh kia, và có khuynh hướng nhìn cả quá khứ lẫn tương lai để tìm lời biện hộ. Aristotle (384-322 trước Công nguyên) là tiếng nói

phúc. Aristotle gọi trạng thái thoải mái từ việc sống đúng đắn là eudaimonia, một thuật ngữ thường được dịch là “hạnh phúc” nhưng thật ra có ý nghĩa giống như phát đạt” hay “phồn vinh”. Đạo đức học đức hạnh do vậy đề xướng một con đường chuyển hóa bản thân, trong đó một người dần dần biểu hiện những chuẩn mực ứng xử lý tưởng, giống như được thể hiện trong hành vi của những vị thầy hoặc những thánh nhân đã tiến xa hơn về phía mục tiêu thỏa mãn của con người. Ứng xử của những hình mẫu này cung cấp một khuôn mẫu để định hình sự ứng xử của chúng ta: những phẩm chất tích cực của họ tiết lộ đức hạnh mà chúng ta nên noi theo, và những hành động mà họ tránh một cách nhất quán được luật hóa thành những giới nhằm dẫn dắt tín đồ của họ.